ÁP XE VÚ- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ÁP XE



ÁP XE VÚ- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ÁP XE
Áp-xe vú là một loại nhiễm trùng nguy hiểm khi bầu vú phụ nữ tích tụ mủ dẫn đến tình trạng sưng viêm, tấy đỏ.

Thường gặp nhất ở phụ nữ trong thời kì sinh nở, nuôi con… gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sữa cho con bú, thậm chí có thể tiến triển ung thư vú.

Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và những hệ lụy do áp-xe vú gây ra sẽ giúp người bệnh chủ động trong phòng tránh và chữa trị kịp thời.

BỆNH ÁP-XE VÚ Ở PHỤ NỮ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Áp-xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Thường gặp nhất là tụ cầu, liên cầu và một số vi khuẩn khác như: trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí…

Ổ áp-xe vú có thể hình thành ở trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến. Tiến triển một ổ áp-xe thường trải qua ba giai đoạn: Viêm, tạo thành áp xe, hoại tử.

Giai đoạn viêm: Khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, cứng và đau nhức sâu trong tuyến vú, màu da ngực đỏ hoặc có màu vàng nhạt, có thể xuất hiện hạch ở nách.

Giai đoạn tạo thành áp-xe: Xuất hiện một hoặc nhiều ổ áp-xe nằm ở các thùy tuyến vú. Các triệu chứng đau tăng lên, vùng da áp-xe cứng, nóng, căng đỏ hoặc phù tím, sờ vào đau, núm vú tụt vào trong, tiết dịch vàng, hôi ở núm vú.

Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn như rét run, sốt cao, hạch bạch huyết sưng viêm…

Biến chứng – hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp-xe vú là hoại tử vú với các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp-xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp-xe chảy mủ hôi.

Nếu chị em có bất kì biểu hiện bất thường nào ở vú: đau, nhức, sưng, viêm… hãy đi kiểm tra và được bác sĩ hỗ trợ tốt đảm để bảo vệ bầu ngực khỏe mạnh để được nuôi con bằng sữa mẹ.

Những trường hợp có nguy cơ mắc áp-xe vú cao:

■ Phụ nữ sau sinh cho con bú, sữa mẹ có thể gây nứt núm vú hoặc răng của bé cắn vào núm vú… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vú.

■ Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi… khiến sữa bị ứ đọng trong tuyến vú dễ gây áp-xe vú.

■ Tắc tia sữa: Phụ nữ đang cho con bú không thực hiện thông tia sữa sau sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi con bú khiến sữa bị tắc, không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sữa đông kết, chèn ép các ống dẫn sữa khác hình thành các ổ áp-xe ở vú.

■ Ngoài ra, bệnh áp-xe vú có thể gặp ở những phụ nữ thừa cân, có kích cỡ ngực quá lớn, vệ sinh vùng vú kém. Một số ít trường hợp, áp-xe vú có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Cho con bú sai cách, vệ sinh vú chưa sạch… có thể dẫn đến viêm tuyến vú

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa phòng tránh và khắc phục áp-xe vú:

➣ Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú, tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.

➣ Tập cho trẻ bú no, cho con bú hết từng bệnh vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp-xe.

➣ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức.

➣ Thực hiện khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh lý áp-xe vú, ung thư vú… hỗ trợ điều trị sớm, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí

➣ Nếu đã và đang mắc áp-xe vú, cần dừng ngay việc cho con bú bằng sữa mẹ (bởi có thể trẻ đang bú cả sữa lẫn mủ). Đồng thời đến cơ sở chuyên phụ khoa uy tín để bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh nguy cơ ung thư vú…

source: https://samurai-weapons.net

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://samurai-weapons.net/category/suc-khoe/

4 thoughts on “ÁP XE VÚ- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ÁP XE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *