Bị nghi mắc ung thư cổ tử cung, nhờ làm 2 xét nghiệm này mà Cao Thiên Trang đã thoát khỏi nỗi lo hoà
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ác tính phổ biến, chiếm tỷ lệ nữ giới mắc phải rất cao. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều người chủ động trong việc tầm soát nguy cơ mắc bệnh, dẫn đến những trường hợp phát hiện thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Mới đây, một trong những mảnh ghép làm nên thương hiệu “Team Sang” – Cao Thiên Trang đã chia sẻ về vấn đề này trên trang Facebook cá nhân. Nguyên văn dòng chia sẻ của Cao Thiên Trang: “Hôm kia bác sĩ phụ khoa của mình gọi điện để trả kết quả xét nghiệm. Bác bảo: “Trang ơi kết quả HPV của cháu có vấn đề. Cháu bị nhiễm virut nhóm 18. Có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao. Mai cháu lên cho bác kiểm tra lại nhé”. Lúc nghe câu đấy, đầu óc của mình có chút quay quay. Cảm giác cũng khó tả, không biết phải nói thế nào cho đúng. Đến sáng qua đi lên bệnh viện để kiểm tra thì bác nói hiện tại cổ tử cung của mình không có vấn đề gì bất thường, virut thì vẫn ở đó nhưng hiện tại mình còn trẻ, thông thường 80% sẽ tự khỏi trên người trẻ chứ không cần điều trị thuốc. Nhưng cũng không thể chắc chắn được điều gì nên từ giờ cứ 3 tháng mình đều phải kiểm tra tế bào 1 lần. Bác bảo: “May cho cháu có kiểm tra cả Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) và HPV nên mới phát hiện điều bất thường. Có nhiều bạn gái trẻ bây giờ thờ ơ, sợ bác sĩ nên không thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kì dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc” Đến hôm nay khi bình tâm lại thì mình hi vọng bài viết này có thể giúp được các bạn gái được hiểu rõ hơn về 2 xét nghiệm Pac Smear và HPV mình đã thực hiện để tầm soát ung thư cổ tử cung – một trong ba căn bệnh ung thư gây tử vong phổ biến nhất thế giới. 1 Xét nghiệm Pap Smear là gì? Xét nghiệm Pap Smear (còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung), là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mặt khác, ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không còn tùy vào việc bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hay trễ. Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm dưới tử cung, ngay phía trên âm đạo của nữ giới. 2 Xét nghiệm HPV. Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV, một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, vấn đề sau bao lâu nên làm lại Pap smear sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV. Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính. Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần. Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo. 3 Tại sao cần phải làm lại Pap smear mỗi năm 1 lần? Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù r
source: https://samurai-weapons.net
Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://samurai-weapons.net/category/suc-khoe/